Những lưu ý khi sử dụng dung dịch sát trùng vết thương

Những lưu ý khi sử dụng dung dịch sát trùng vết thương

28/01/2021

Té ngã, trầy xước…gây đau đớn, dù chỉ là vết thương ngoài da cũng cần có sự chăm sóc cẩn thận bởi da dễ bị tổn thương và nhiễm trùng. Chính vì vậy, dung dịch sát trùng vết thương là loại thuốc không thể thiếu trong tủ thuốc mỗi gia đình. Tuy nhiên để dùng đúng cách dung dịch sát trùng vết thương, cần lưu ý những điều sau đây.

1. Các loại dung dịch sát trùng vết thương thường dùng

Dung dịch sát trùng (hay còn gọi là thuốc sát trùng) là các hóa chất sử dụng ngoài da để chống việc nhiễm trùng, thường có dạng nước và dùng để rửa vết thương. Thuốc sát trùng ngoài da chỉ hay sử dụng khi da bị tổn thương nhẹ (như khi té bị trầy xước), chứ không có tác dụng khi bị những vết thương quá sâu (như khi bị vật nhọn đâm làm chảy máu) và càng không bao giờ được dùng thuốc sát trùng khi bị bỏng.

Cồn

Cồn thường được sử dụng để sát khuẩn da, bề mặt vết thương. Nồng độ cồn đạt được hiệu quả kháng khuẩn là > 50%, nên sử dụng cồn từ 60-90%, tốt nhất là cồn 70 độ. Cồn hay được sử dụng cho các trường hợp sát trùng dụng cụ, sát trùng trước khi tiêm thuốc, sát trùng vết thương,… Cần chú ý không để còn bắn vào mắt và không được uống cồn.

Nước muối

Đây là dung dịch sát trùng vết thương được sử dụng rộng rãi. Dung dịch này không làm giảm gánh nặng sinh học hay cải thiện quá trình lành vết thương.

Dung dịch sát khuẩn betadine

Dung dịch sát trùng vết thương được pha chế sẵn với phức hợp hữu cơ trong đó có chứa 10% Povidone – Iodine với nồng độ khác nhau.

Thành phần i-ốt khi được kết hợp với Povidine, bôi trực tiếp vào vết thương sẽ phóng thích ra i-ốt tự do và có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và nấm có hại cho cơ thể.

Nước Oxy-già

Bản chất của oxy già là một dung dịch không màu của hydroperoxide (H2O2) trong nước với các nồng độ khác nhau. Khi sử dụng oxy già trên vết thương, ta thường thấy có hiện tượng sủi bọt. Đó là khi bị thương, máu và tế bào tiết ra enzyme catalase với tác dụng xúc tác cho phản ứng phân giải H2O2 thành nước và oxy mới được sản sinh. Bọt trắng chính là khí oxy mới được tạo ra. Oxy mới sinh này có tác dụng oxy hóa rất mạnh, làm tổn thương các màng tế bào vi khuẩn, ADN và một số thành phần thiết yếu khác của tế bào vi khuẩn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng nước có tính axit được tạo ra từ máy lọc nước ion kiềm để sát trùng vết thương một cách nhanh chóng tại nhà.

2. Các lưu ý khi sử dụng dung dịch sát trùng vết thương

Đối với cồn

Cồn 90 độ không có tác dụng diệt khuẩn cao như cồn 70 độ. Cồn nồng độ cao vô tình đã tạo ra một lớp bọc bên ngoài bảo vệ phần bên trong của vi khuẩn khỏi tác dụng của cồn. Hơn nữa, cồn cao độ hơn rất dễ bay hơi nên cũng giảm phần nào hiệu quả sát trùng những lầu sử dụng sau.

Hạn chế việc sử dụng trên vùng da mặt, da nhạy cảm và chỉ nên sử dụng cho vết thương ngoài da, không nên dùng cho vết thương sâu, hở miệng.

Đối với dung dịch sát khuẩn betadine

  • Không được sử dụng dung dịch sát khuẩn betadine cho phụ nữ đang mang thai và cho con bú. Cần phải hỏi ý kiến bác sĩ nếu muốn sử dụng;
  • Hỏi ý kiến bác sĩ về cách sử dụng betadinecho trẻ em dưới 6 tháng tuổi;
  • Bệnh nhân bị tăng huyết áp, rối loạn tuyến giáp, trị liệu i-ốt phóng xạ không nên sử dụng dung dịch này;
  • Không sử dụng với bệnh nhân bị viêm da dạng herpes mạn tính Duhring và người bị bướu cổ;
  • Khi gặp những tác dụng phụ như bị ngứa, có ban đỏ, vết bỏng rộp,… nên dừng việc sử dụng và cần đi khám bác sĩ.

Đối với nước oxy già

  • Vì nước oxy già có thể gây kích ứng và gây “bỏng” da cũng như gây niêm mạc nên với những vết thương nhỏ, bạn chỉ cần dùng oxy già nồng độ loãng là đã có tác dụng (1,5%, 3%);
  • Không bôi oxy già vào những vết thương đang lành, lên da non vì oxy già sẽ gây tổn thương nguyên bào sợi và từ đó làm vết thương lâu lành hơn;
  • Chỉ được sử dụng oxy già cho những vết thương hở, không được bôi vào những vùng kín hoặc nhỏ vào những khoang kín của cơ thể bởi ở những nơi đó oxy sẽ giải phóng ra nhưng không thoát ra được do vậy có thể gây những biến chứng rất nguy hiểm như tắc mạch hơi, tắc mạch khí. Khi sử dụng ở tai, bạn cần phải được chỉ định và hướng dẫn từ bác sĩ vì nếu sử dụng tùy tiện có thể gây bỏng da ở tai, hoại tử tai,…;
  • Không được uống oxy già và nếu dùng oxy già để súc miệng thì phải súc thật nhanh.
thuy trang

Tác giả Nguyễn Thuỳ Trang

Tôi là Nguyễn Thuỳ trang chuyên gia biên tập nội dung với kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn về truyền thông đa phương tiện, content maketing nhiều lĩnh vực khác nhau: cây giống, làm đẹp, nội thất… hy vọng những thông tin chia sẻ của mình sẽ giúp bạn có được những kiển thức hữu ích và chọn được những sản phẩm phù hợp với nhu cầu.