Tìm hiểu về bệnh viêm loét dạ dày và cách phòng tránh
Dạ dày có vai trò quan trọng trong dinh dưỡng. Ngoài việc dự trữ thức ăn cho hệ tiêu hóa, dạ dày còn là cơ quan nghiền nhuyễn thức ăn, tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu hóa và hấp thu thức ăn ở ruột non. Viêm loét dạ dày là viêm hoặc tổn thương trên niêm mạc dạ dày, tổn thương này xảy ra khi viêm dạ dày kéo dài hoặc do màng lót của dạ dày bị thủng và mô bên dưới bị lộ ra.
Bệnh viêm loét dạ dày là gì?
Viêm loét dạ dày là tình trạng tổn thương tại chỗ niêm mạc dạ dày, tá tràng mà cơ chế chủ yếu là tăng tiết axit dạ dày làm cho niêm mạc dạ dày bị tổn thương và đồng thời cũng chính axit này làm cho vết thương khó lành và ngày càng loét sâu.
Nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày
– Do lo lắng quá mức kéo dài (Stress): Acid sinh ra được điều khiển bởi hệ thần kinh thực vật (dây thần kinh số 10). Stress sẽ kích ứng thần kinh hình thành nhiều acid quá mức gây viêm loét dạ dày.
– Do vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori) sống trong niêm mạc dạ dày có thể gây viêm, loét và ung thư dạ dày. Vi khuẩn Hp được tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp vào nhóm tác nhân hàng đầu gây ung thư dạ dày. Một nghiên cứu được tiến hành và theo dõi trong nhiều năm cho thấy việc loại trừ vi khuẩn Hp giúp giảm tới 40% nguy cơ ung thư dạ dày.
– Do sử dụng thuốc:Prostaglandin là chất bảo vệ niêm mạc dạ dày và đồng thời là một yếu tố gây viêm. Sử dụng thuốc kháng viêm làm giảm nồng độ Prostaglandin gây ra viêm loét dạ dày nặng hơn.
– Do chế độ ăn uống: Ăn uống không lành mạnh cũng có thể là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày, ăn uống không hợp vệ sinh hoặc ăn quá nhiều chất béo, gia vị (cay và nóng) làm dạ dày dễ bị kích ứng dẫn đến đau dạ dày.
– Do các bệnh lý: Biến chứng từ các bệnh khác liên quan tới dạ dày như viêm gan, xơ gan, bệnh tiểu đường… cũng có thể là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày.
Một số biện pháp phòng tránh bệnh viêm loét dạ dày
Nguyên nhân chính của bệnh viêm loét dạ dày thường xuất phát từ những thói quen, lối sống hàng ngày của chúng ta. Vì vậy để ngăn ngừa căn bệnh nguy hiểm này, chúng ta có thể áp dụng một số biện pháp sau:
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ
- Có lối sống khoa học, thường xuyên vận động, tập thể dục, tránh thức khuya
- Giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, lạc quan
- Ăn uống lành mạnh, đặc biệt ăn nhiều rau củ quả
- Không uống rượu bia, nước ngọt, hút thuốc lá
- Ngoài ra, hiện nay có một loại nước có khả năng ngăn ngừa bệnh viêm loét dạ dày hiệu quả, đó là nước điện giải ion kiềm.
Nước điện giải ion kiềm được tạo ra bởi máy điện giải nhờ quá trình điện phân phân tách các phân tử nước thành ion H+ và OH-. Nước điện giải ion kiềm có 4 tính chất đặc trưng sau: giàu tính kiềm tự nhiên như rau xanh, dồi dào hydro phân tử, giàu vi khoáng và phân tử nước siêu nhỏ. Với 4 tính chất này, nước điện giải ion kiềm sẽ giúp trung hòa axit dư thừa, loại bỏ gốc tự do tấn công vào cơ thể, thanh lọc, giải độc và cung cấp vi khoáng tự nhiên cho cơ thể luôn tràn đầy năng lượng, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh mạn tính nguy hiểm như viêm loét dạ dày, ung thư, tiểu đường, cao huyết áp, béo phì, gout,…