Benefits of alkaline water in the treatment of gastritis
Theo PGS.TS.BS Nguyễn Thị Lâm – Nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh Dưỡng Quốc gia, bệnh lý ở dạ dày có nhiều dạng, phổ biến nhất là viêm dạ dày, loét da dày, ung thư dạ dày. Ngoài ra còn có trào ngược dạ thực quản, 1 số bệnh lý rối loạn chức năng của dạ dày mà nếu không điều trị tốt sẽ dẫn đến đau dạ dày mãn tính.
Bệnh lý dạ dày thường kèm với tá tràng nên thường gọi là viêm loét dạ dày, tá tràng. Theo thống kê, thế giới có 5-10% dân số mặc bệnh, hầu hết là viêm, loét. Với những người đã đau dạ dày, bác sĩ Lâm đưa ra lời khuyên điều độ trong chế độ ăn, ăn đúng giờ, không nên để bụng trống và cũng không nên ăn quá no, không ăn các thức ăn rắn, cứng như rau quá sống, món rán nướng khó tiêu. Nếu ăn không đúng bữa, người bệnh đối diện với nguy cơ dạ dày trống, dịch vị tiết ra nhiều hơn, độ pH thấp hơn, làm cho dạ dày tổn thương nặng hơn.
Nên chia nhỏ bữa ăn, không ăn 3 bữa lớn mà chia ra 5 bữa, có khối lượng thực phẩm như nhau. Việc này sẽ hỗ trợ lành vết thương dạ dày và giúp việc điều trị tốt hơn. Thực phẩm nên chế biến mềm, mịn, chín kỹ. Không nên ăn các món có tính axit, làm pH dạ dày thấp hơn khiến dịch vị trong dạ dày tiết ra quá nhiều, làm tổn thương niêm mạc nhiều hơn, gồm các thực phẩm: có vị chua nhiều (cam, chanh, quýt…), làm chua (dưa chua, nem chua…), chứa chất xơ không hòa tan khiến dạ dày chuyển hóa khó khăn (măng, rau cần, rau muống…), giàu chất béo, nhiều đường, sinh hơi (nước ngọt, thức uống có gas, củ cải, cải bắp…), gia vị làm tăng tiết dịch vị (tiêu, ớt..). Ngoài những lưu ý về đồ ăn, nước uống cũng là vấn đề cần chú trọng. Theo bác sĩ Lâm, người đau dạ dày nếu không uống nước thì pH sẽ xuống thấp hơn nữa nên phải uống nhiều nước và chia nhỏ các lần uống. Tránh các loại nước làm tăng dịch vị dạ dày như nước có gas, nước ngọt. Bia và rượu là axit chứ không phải là nước nên khiến Ph xuống thấp, tổn thương dạ dày nhiều hơn. Thay vào đó, trong quá trình điều trị, nên ưu tiên chọn các loại nước có tính kiềm. Một số loại nước phổ biến trong tự nhiên như nước máy thì không có tính kiềm, 1 số nước khoáng là nước suối thiên nhiên sẽ có tính kiềm.
Khi chọn các loại nước kiềm thì cần chú ý thêm các yếu tố: có các điện giải và các ion. Nước có điện giải và tồn tại dạng ion giúp hỗ trợ các tế bào niêm mạc dạ dày hoạt động hiệu quả hơn, vận chuyển các chất dinh dưỡng ra vào tế bào, các tế bào dạng yếu, tổn thương hoạt động tốt hơn; màng tế bào được bao bọc, bảo vệ từ đó vết thương lành nhanh hơn, không tổn thương tế bào. Lúc này, axit trong dạ dày cũng được trung hòa, giúp việc sử dụng thuốc để điều trị hiệu quả hơn.
Theo các chuyên gia, nước được hiểu theo nghĩa thông thường là chỉ chứa nước, nhưng trong Y khoa là bao gồm nước và các chất điện giải. Những chất điện giải có mặt trong cơ thể giữ cho hệ thống tiêu hóa và các hoạt động khác trở nên ổn định.
Theo các chuyên gia tiêu hóa, bổ sung nước cho cơ thể thôi là chưa đủ mà còn cần các chất điện giải. Chất điện giải được hiểu đơn giản là trong các thực phẩm ăn hàng ngày có chứa nước và muối khoáng như Natri (Sodium), Kali, Canxi, Magie… Ngoài ra, chất kiềm (còn gọi là bicarbonate) cũng quan trọng không kém vì máu và cơ thể luôn có khuynh hướng dễ bị axit, xu hướng axit lúc này là xấu đi.
“Độ pH máu cần được duy trì khoảng 7.3-7.4 để cơ thể khỏe mạnh. Khi bị oxy hóa, các tế bào già hoặc chết đi tạo ra nhiều gốc tự do có tính axit. Chất bicarbonate (chất kiềm) trong thức ăn được chuyển hóa hoặc từ nước uống vào sẽ giúp cân bằng lại môi trường axit – kiềm, giữ cơ thể khỏe mạnh và tinh thần vui vẻ hơn” – vị chuyên gia chia sẻ.