5 common misunderstandings about cholesterol

5 common misunderstandings about cholesterol

26/05/2020

Có nhiều suy nghĩ sai lầm về cholesterol và bệnh tim mạch mà chúng ta vẫn hay gặp phải. Dưới đây là 5 hiểu lầm thường gặp về cholesterol trong chế độ ăn uống của nhiều người.

1. HDL cao bảo vệ tim mạch

Nghiên cứu đăng trên tạp chí The Lancet chỉ ra rằng chỉ số HDL (cholesterol tốt) cao không trực tiếp giúp chống lại bệnh tim. Thông tin mới này có thể làm thay đổi suy nghĩ của chúng ta về cholesterol HDL (tốt), LDL (xấu) và sức khỏe tim mạch khi hầu hết đều cho rằng nếu cholesterol LDL cao sẽ làm tăng nguy cơ bệnh tim, còn HDL cao sẽ giúp có trái tim khỏe mạnh.

2. Không nên ăn tôm (hoặc thức ăn hàm lượng cholesterol cao) nếu cholesterol cao 

Thông thường nếu bệnh nhân có cholesterol cao sẽ phải có chế độ ăn kiêng phù hợp và tránh các thực phẩm chứa nhiều cholesterol. Không hẳn là vậy. Chúng ta cần biết chất béo bão hòa có ảnh hưởng rõ rệt đến việc tăng hay giảm tỷ lệ cholesterol. Do vậy việc ăn kiêng các thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao là không đúng khoa học. Bổ sung trứng, tôm và các thực phẩm chứa cholesterol trung bình khác sẽ là một chế độ ăn bổ dưỡng cho sức khỏe.

3. Khoai tây chiên chứa cholesterol

Khoai tây chiên cùng với các loại hoa quả, rau và ngũ cốc nguyên hạt không chứa cholesterol. Tuy nhiên, để chắc chắn cần kiểm tra kỹ chất béo bão hòa trong bảng dinh dưỡng trên túi khoai tây vì đây là chất thường sản sinh ra nhiều cholesterol. Khoai tây miếng cũng là loại thực phẩm có hàm lượng calo cao.

4. Ngũ cốc yến mạch nướng – thực phẩm làm giảm cholesterol tốt nhất

Thực tế là các loại ngũ cốc yến mạch này có một số chất xơ hòa tan giảm hàm lượng cholesterol, tuy nhiên bạn có thể hấp thụ hàm lượng cao hơn từ các loại thực phẩm như bột yến mạch, chuối, lê, đậu và cây họ cam quýt. Nếu bạn có ý định thưởng thức loại ngũ cốc này, cần đảm bảo đủ hàm lượng chất xơ vào buổi sáng bằng hoa quả.

5. Muốn giảm cholesterol, ăn nhiều đậu nành

Nghiên cứu chỉ ra rằng protein đậu nành có ảnh hưởng không đáng kể. Lợi ích thực sự có thể liên quan đến việc sử dụng đậu nành như một loại thực phẩm thay thế cho các thực phẩm có hàm lượng chất béo bão hòa cao. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng nếu muốn giảm cholesterol, không chỉ bổ sung thực phẩm giàu protein đậu nành mà cần đảm bảo chất xơ,cholesterol thực vật và các loại hạt như hạnh nhân.

Lưu ý: Cần giảm cholesterol LDL và tăng cholesterol HDL bằng cách: luyện tập thể dục thể thao, ăn chất béo không bão hòa đơn (như trong oliu, dầu canola và trái bơ) thay cho chất béo bão hòa và trans fat; bổ sung thêm chất xơ hòa tan.

Theo kenhaz.com

IMG 6186

Tác giả Nguyễn Quỳnh Anh

Tôi là Nguyễn Quỳnh Anh chuyên gia biên tập nội dung với kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn về truyền thông đa phương tiện, content maketing nhiều lĩnh vực khác nhau: cây giống, làm đẹp, nội thất… hy vọng những thông tin chia sẻ của mình sẽ giúp bạn có được những kiển thức hữu ích và chọn được những sản phẩm phù hợp với nhu cầu.