Bạn có biết rằng thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày ảnh hưởng trực tiếp đến độ pH của cơ thể? Trong đó, thực phẩm có tính kiềm đóng một vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất. Do đó, các đồ ăn thức uống nạp vào cơ thể mỗi ngày nên điều độ và hợp lý, nhất là cần bổ sung các thực phẩm giàu tính kiềm tốt cho sức khỏe.
Nếu bạn đã thưởng thức quá nhiều thịt đỏ, thực phẩm chế biến và đồ ăn vặt, đã đến lúc bạn cần danh sách các thực phẩm có tính kiềm trong chế độ ăn uống cân bằng.
Thực phẩm có tính kiềm cao
Khi cơ thể dư thừa quá nhiều axit, do rượu bia, thuốc lá, thức ăn chế biến sẵn, dầu mỡ, đồ nướng, chiên, xào, v.v… Gây áp lực rất lớn cho hệ tiêu hóa và các cơ quan.
Thực phẩm kiềm cao giúp trung hòa lượng lớn axit như trên. Bao gồm danh sách các thực phẩm như:
-
Rong biển và rau biển
Có hàm lượng khoáng chất gấp 10-12 lần so với cây lá trồng trên đất liền. Là nguồn thực phẩm giàu tính kiềm và mang lại nhiều lợi ích khác nhau cho hệ thống cơ thể.
-
Rau lá xanh
Hầu hết các loại rau lá xanh được cho là có tác dụng kiềm. Nó chứa khoáng chất cần thiết cho cơ thể thực hiện nhiều chức năng. Bao gồm các loại: rau bina, rau diếp, cải xoăn, cần tây, rau mùi tây, rau argula và rau xanh mù tạt…
-
Súp lơ và bông cải xanh
Loại thực phẩm chứa một số chất phytochemical cần thiết cho cơ thể của bạn. Dùng nó với các loại rau khác như capsicum, đậu và đậu xanh để cải thiện sức khỏe…
Một nguồn thực phẩm giàu kiềm – nước uống giàu kiềm cũng không kém tự nhiên so với rau xanh là nước ion kiềm (Alkaline I-onized Water). Đây là loại nước có tính kiềm đặc thù tự nhiên như rau xanh.
Thực phẩm có tính kiềm trung bình
Khi cơ thể rơi vào tình trạng dư thừa axit, cảm giác khó chịu trong dạ dày kéo dài, đấy là lúc chúng ta nên quan tâm đến lượng kiềm nạp vào cơ thể để cân bằng lại lượng axit dư thừa kể trên.
Thực phẩm mang tính kiềm trung bình độ pH sẽ rơi vào khoảng từ 7.5 đến 8.0, ngoài trung hòa axit còn kiềm hóa cơ thể, tức là hỗ trợ cơ chế tự cân bằng pH của cơ thể, cân bằng pH tại các cơ quan.
-
Rau củ
Các loại rau củ như khoai lang, củ khoai môn, củ sen, củ cải và cà rốt là nguồn kiềm tuyệt vời.
-
Trái cây họ cam, chanh, quýt…
Trái với niềm tin rằng trái cây họ cam quýt có tính axit cao và sẽ có tác dụng axit đối với cơ thể, thực ra chúng là nguồn thực phẩm kiềm tốt nhất.
Chanh, cam, quýt, bưởi… giàu Vitamin C giúp chống oxy hóa, giải độc và tăng cường hệ thống miền dịch. Ngoài ra, các thực phẩm này bao gồm tác dụng hỗ trợ cân bằng axit kiềm và tác dụng chống oxy hóa, tốt cho tim mạch.
-
Trái cây theo mùa
Ngoài ra, còn có các loại trái cây theo mùa như kiwi, dứa, hồng, xuân đào, dưa hấu, bưởi, mơ và táo.
Thực phẩm có tính kiềm nhẹ
Ở mức ngang ngửa với pH trung tính, thực phẩm có tính kiềm nhẹ có pH trong khoảng từ 7.0 đến 7.5 vừa đủ để cơ thể khỏe mạnh, nên duy trì thói quen ăn uống bình thường là các thực phẩm này:
-
Quả hạch
Bên cạnh cung cấp chất béo tốt cho cơ thể, chúng còn là thực phẩm kiềm tốt. Bao gồm hạt điều, hạt dẻ và hạnh nhân…
-
Hành, tỏi và gừng
Trong số các thành phần quan trọng nhất trong nấu ăn Ấn Độ, hành tây, tỏi và gừng và các cây họ hành… là những chất tăng hương vị tuyệt vời. Đây cũng là những thực phẩm kiềm tốt cho sức khỏe, có tác dụng ngăn ngừa ung thư.